Về cơ bản hệ thống ABS và EBD gần như có tính chất tương đồng giống như nhau. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được coi là hình thức chữa bệnh thì hệ thống phan phối lực phanh điện từ EBD được coi là “biện pháp phòng bệnh”

Các dòng xe Chevrolet trang bị EBD : Chevrolet Colorado 2017, Chevrolet Trax, Chevrolet Captiva

Như ta đã biết, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) có nhiệm vụ giúp cho người điều khiển có thể kiểm soát được tay lái trong tình huống phanh khẩn cấp. Trong khi đó, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution – EBS) được biết tới như một giải pháp mang tính “phòng chống” nhiều hơn là “ứng cứu”. Trong cả tình huống phanh khẩn cấp lẫn phanh chậm thì không phải tất cả các bánh xe đều cần một lực phanh bằng nhau. Nguyên nhân là do mỗi bánh sẽ hoạt động dưới các tình trạng khác nhau tùy vào các yếu tố tác động vào nó. Dưới đây chúng ra sẽ xét một kịch bản phanh phổ biến nhất: Phanh khi trên đường thẳng.

Video so sánh 2 tình huống có và không sử dụng EBD

Trong trường hợp này, trọng lượng của xe sẽ đổ dồn về phía trước. Theo đó, bánh xe nào chịu trọng lượng lớn hơn sẽ bị đè xuống nhiều hơn, và kết quả là sẽ có khả năng bị trượt ít hơn. Do đó, trên những chiếc xe không có EBD thường có van tiết lưu trong hệ thống thủy lực nhằm đảm bảo bánh trước nhận được nhiều lực phanh hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là van tiết lưu chỉ có thể phân phối lực phanh giữa bánh trước và bánh sau theo một tỷ lệ cố định bất kể hoàn cảnh.

Giải thích theo sơ đồ lực phanh điện tử EBD
Giải thích theo sơ đồ lực phanh điện tử EBD

Giải pháp van tiết lưu từng được chấp nhận khá rộng rãi đối với nhiều thế hệ xe, tuy nhiên giải pháp này không phải là lý tưởng nhất do có rất nhiều tình huống thực tế xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trọng lượng trên xe. Điển hình như xe đang chở nặng phía sau, khi phanh khẩn cấp thì trọng lượng này có xu hướng đổ dồn về cặp bánh trước trong khi tình huống sẽ khác đi nếu thắng chậm. Một ví dụ khác là trong lúc vào cua, trọng lượng sẽ đổ lên bánh xe ở phía rẽ cua nhiều hơn nên nó sẽ dễ trượt khi có lực phanh.

Video mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)

Và hệ thống EBD đã ra đời nhằm khắc phục tất cả các tình huống nêu trên. Có thể nói EBD là một phần mở rộng chức năng của hệ thống ABS. Nó cũng sử dụng các cảm biến để theo dõi tốc độ quay của bánh xe cũng như sự thay đổi tốc độ quay này để xác định tải trọng đang đè lên bánh có độ lớn ra sao. Khi đó, bằng tự điều điều chỉnh các van trong đường dẫn thủy lực của hệ thống phanh, EBD có thể phân phối nhiều lực hơn tới những bánh đang chịu trọng lượng nặng và ngược lại, bánh ít tải hơn sẽ nhận được lực phanh ít hơn. Tỷ lệ phân phối này thông minh hơn do không cố định mà có thể thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện thực tế.

So sánh quãng đường phanh với các tải trọng khác nhau giữa 2 xe có và không EBD​
So sánh quãng đường phanh với các tải trọng khác nhau giữa 2 xe có và không EBD​

Bên cạnh đó, hệ thống EBD còn có thể giúp quãng đường phanh được ngắn hơn so với thế hệ phanh thông thường do lực phanh được tính toán và phân bố phù hợp với tải trọng mà bánh xe đang chịu (Xem video 1). Một số hệ thống EBD theo dõi góc đánh lái và tốc độ đổi hướng chạy. Khi phát hiện ra xe đang thiếu lái hoặc dư lái trong lúc đang phanh ở giữa cua, hệ thống sẽ tự động phân bố lực phanh cho phù hợp để xe luôn được kiểm soát tốt nhất.

Hiện nay, hệ thống EBD thường đi kèm với ABS và trở thành một cặp đôi “buộc phải có” trên hầu hết các mẫu xe mới nhằm đảm bảo tính an toàn của người điều khiển hơn. Ngoài ra, chúng ta còn có hệ thống hỗ trợ phanh khác như ESP, BA,… xin hẹn các bạn ở các chủ đề sắp tới. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết và chúc lái xe vui vẻ, an toàn.

Tham khảo Wiki, HSW, Toyota, Lenpatti, Caradvice