Mua xe hơi là quyết định quan trọng. Chỉ cần bỏ ra ít thời gian nghiên cứu, bạn có thể chọn cho mình một chiếc xe phù hợp và không phải hối hận khi mua những chiếc xe không vừa ý.
1. Đánh giá nhu cầu của bạn
Bạn có thể mơ ước về những gì bạn muốn có trong một chiếc ôtô, nhưng hãy nghĩ nhiều hơn về những gì bạn cần, không chỉ trước mắt mà còn cả trong tương lai. Dưới đây là một số lưu ý:
– Bạn cần chở bao nhiêu người?
– Bạn thích loại xe nào: đi đường phố, đường đất hay off-road?
– Khu vực bạn ở có mùa đông lạnh không?
– Bạn đi làm đường dài hay chỉ loanh quanh gần nhà, chỉ số tiết kiệm nhiên liệu có thực sự quan trọng?
– Bạn có cần xe hai cầu chủ động không?
– Những tính năng an toàn nào cần được ưu tiên?
– Bạn có thường xuyên chở đồ nhiều không?
– Bạn có garage riêng hay gửi trong bãi đỗ xe chung?
2. Đề ra ngân sách mua xe
Trừ khi bạn có sẵn lượng tiền mặt, nếu mua xe trả góp bạn cần tính toán số tiền phải trả hàng tháng. Quy tắc chung là không trả quá 20% tiền lương hàng tháng để mua xe trả góp.
3. Quyết định mua hay thuê xe
Thuê xe và mua đều có ưu và khuyết điểm. Thuê xe giúp bạn không cần phải chi trả khoản tiền lớn mà vẫn có xe để sử dụng hàng ngày. Bạn cũng có thể thay đổi xe theo sở thích mà không cần phải gắn bó với một chiếc xe trong nhiều năm. Bạn có thể sở hữu những chiếc xe đắt tiền với số tiền ít hơn.
Tuy nhiên mua xe cũng có nhiều ưu điểm như có thể bán xe bất cứ khi nào bạn muốn. Có thể “độ” lại theo ý thích của bản thân. Có thể lái thoải mái, thích đi đâu thì đi và không sợ bị phạt tiền nếu chạy quá số km. Về lâu dài, chi phí mua xe sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền thuê xe.
4. Lựa chọn các loại xe cùng phân khúc
Nếu bạn thực sự đam mê một dòng xe cụ thể, lựa chọn sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên nhiều người bắt đầu rối trước hàng trăm mẫu xe trên thị trường. Bạn sẽ dễ dàng hình dung về chiếc xe tương lai khi định vị được phân khúc, ưu nhược điểm của từng thương hiệu.
Sau đó kiểm tra thông tin về giá cả, chi tiết kỹ thuật và tính năng của mỗi dòng xe. Bạn cũng có thể so sánh với các mẫu xe khác để tìm ra một chiếc xe nổi trội nhất trong phân khúc.
5. Cân nhắc chi phí sở hữu
Một số mẫu xe có số tiền mua mới khá rẻ nhưng chi phí sử dụng lại cao. Nếu hai mẫu xe cùng mức giá, người ta sẽ so sánh tốc độ khấu hao của từng xe để đưa ra lựa chọn.
Những chi phí sử dụng xe hơi bao gồm phí bảo hiểm, khấu hao, bảo dưỡng và chi phí nhiên liệu. Việc lựa chọn đúng có thể giúp bạn tiết kiệm hàng chục nghìn USD sau vài năm sử dụng.
6. Tìm ôtô
Trước đây, để mua xe, bạn phải đến đại lý và tìm hiểu từng chiếc thì nay, người dùng dễ dàng lướt trên mạng để tìm những mẫu xe theo nhu cầu.
Chỉ cần chọn mẫu, năm sản xuất và tình trạng xe trên các trang bán xe trực tuyến, sau đó bấm tìm kết quả. Sau đó bạn liên hệ với đại lý để xác nhận về chiếc xe đặt hàng liệu có sẵn hàng không. Cuối cùng là tới đại lý và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.
7. Lái thử
Sau khi tìm được chiếc xe như ý, bạn hãy liên lạc với nơi bán để hẹn lịch lái thử. Những nhân viên bán hàng sẽ sắp xếp cuộc gặp để bạn lái và trải nghiệm sản phẩm.
8. Những tiêu chí cần quan tâm khi lái thử
Chiếc xe có nhiều tính năng mà bạn muốn, nhưng có thể thay đổi suy nghĩ của bạn khi ngồi trong ghế lái. Bạn nên thử lái xe theo cách bạn sẽ lái hàng ngày để tìm ra mẫu xe phù hợp.
Nếu bạn đi làm, lái xe trong thành phố và cao tốc, nên tìm mẫu xe có nhiều chế độ vận hành để tiết kiệm nhiên liệu và thời gian. Nếu bạn thường xuyên offroad, hãng tìm SUV gầm cao và lái thử ở những địa hình xấu. Kiểm tra các tính năng an toàn như leo đèo, đổ đèo, thắng…
Kiểu tra cốp chứa đồ, nếu bạn có dự định đặt ghế cho trẻ em, nên mang theo để ướm thử.
Khi lái xe đánh giá cần bình tĩnh, đừng quá căng thẳng sẽ không kiểm tra hết được các tính năng. Tắt nhạc để nghe âm thanh động cơ.
9. Chọn xe của bạn
Sau khi lái thử một số mẫu xe, bạn đã hình dung trong đầu chiếc xe mong muốn. Tuy nhiên bạn cần vài giờ để đủ thời gian trải nghiệm.
Việc đưa ra quyết định đúng cực kỳ quan trọng. Hầu hết xe hơi ngày nay có nhiều tính năng an toàn và tiện nghi tương tự nhau. Quyết định cuối cùng phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân.
10. Quyết định mua
Cuối cùng là quyết đinh bỏ tiền để sở hữu chiếc xe này hay không? Nguồn tiền bạn tự có hay vay ngân hàng. Lưu ý chuẩn bị chỗ để xe trước khi đem xe về nhà.