Mọi chi tiết bằng nhựa đều được làm sạch giống nhau là sai lầm khá phổ biến, có thể do bạn không biết hoặc lười.
1. Dùng khăn khô lau vết bẩn bỏ sót khi rửa xe
Không nên dùng khăn khô lau vết bẩn bỏ sót khi rửa xe. Bởi khi đó, bạn đang chà xát đất cát lên bề mặt sơn, có thể làm xước sơn. Thậm chí có người còn dùng chổi cao su hoặc dạng ống lăn để làm khô bề mặt xe, tăng nguy cơ kéo lê đất cát trên bề mặt sơn.
2. Bôi trực tiếp sáp phủ và xi bóng lên bề mặt xe
Không nên bôi trực tiếp. Bởi việc này có thể gây ra những đường sọc tối màu và không đều trên bề mặt sơn. Thay vào đó, bôi sáp và xi lên dụng cụ bôi, trét… rồi mới xử lý lên xe.
3. Rửa vành và lốp cuối cùng
Không nên rửa vành và lốp cuối cùng. Nguyên tắc là rửa xe từ trên xuống, nhưng không bao gồm vành và lốp. Thực tế, bạn nên rửa vành và lốp đầu tiên bởi đây là những thứ bẩn nhất của chiếc xe. Làm thế giúp tránh dây bẩn từ vành và lốp lên bề mặt xe vừa được làm sạch.
4. Dùng amoniac lau kính
Không nên dùng amoniac lau kính. Phần lớn các dung dịch lau kính tại gia đều chứa amoniac. Chất này không chỉ có mùi khó chịu, mà còn có thể làm tổn hại tới vật liệu bọc, ốp và bề mặt táp-lô nếu rơi xuống. Thay vào đó, bạn nên sử dụng dung dịch lau kính không có amoniac.
5. Xử lý mọi bề mặt nhựa đều giống nhau
Không nên xử lý mọi bề mặt nhựa giống nhau. Nên sử dụng dung dịch bảo vệ có tính thẩm thấu cho nhựa mềm và chất đánh bóng dành riêng cho nhựa cứng.
6. Dùng khăn da cừu để lau khô
Không nên dùng da cừu để lau khô. Tốt nhất sử dụng một chiếc khăn mịn, thứ giúp lau khô trong khi vẫn “cưng nựng” bề mặt sơn. Khăn da cừu (chamois) vốn là một dụng cụ lau khô, chứa lớp tuyết nhỏ nhằm hấp thu những thứ còn lại trên bề mặt vật liệu. Nhưng sự mềm mại của da cừu có thể tác dụng ngược, đẩy những thứ đã hấp thu trở lại bề mặt và thậm chí tạo vệt mờ. Đó cũng là lý do không nên dùng những loại quần áo cũ để lau xe.